Giáo dục sớm để trẻ có trí thông minh vượt trội
Thời điểm mà các bạn đã tìm đến bài viết này, chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu ít nhiều hay nông sâu về cụm từ “giáo dục sớm”. Nhưng khi tìm kiếm thông tin này trên google, chắc chắn các bạn đang hoang mang.
Quá nhiều thông tin về việc giáo dục sớm, các thông tin nghiên cứu khoa học về giáo dục sớm cũng có, các thông tin ca ngợi, tâng bấc, thổi phồng của các đơn vị bán thẻ, các đơn vị đào tạo về giáo dục sớm cũng có………… thậm chí các thông tin phản bác cũng có.
Ngay cả khi các bạn quyết định thực hiện giáo dục sớm cho con thì cũng quá nhiều phương pháp để dạy (phương pháp Glenn Doman, phương pháp Shichida, phương pháp Montessori, phương án không tuổi của Phùng Đức Toàn, phương pháp giáo dục sớm của người Nhật, phương pháp giáo dục của Do thái……)
Bên cạnh đó gần như đã thành trào lưu, các bố mẹ khác cũng đang đua nhau thực hiện giáo dục sớm cho con, có những bố mẹ sẵn sàng chi hàng ngàn đô hy vọng con trở thành thần đồng.
Vậy thì
Có nên thực hiện giáo dục sớm với con hay để con chơi cho có tuổi thơ?
Nếu có thì đâu mới là phương pháp phù hợp nhất với con bạn?
Bài viết này không những cho bạn câu trả lời rõ ràng nhất mà sẽ làm thay đổi tư duy của bạn, đưa ra cho bạn những góc nhìn chuẩn nhất về giáo dục sớm.
Sau khi đọc xong bài này, bạn sẽ thấy rằng việc giáo dục sớm cho con là dễ vô cùng, không mất nhiều chi phí cũng như thời gian của bạn.
Hiểu đúng, làm đúng
Trước hết chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụm từ “giáo dục sớm”. Giáo dục sớm ở đây không chỉ là học sớm.
Không phải chỉ đối với trẻ con kể cả với người lớn chúng ta thì quá trình phát triển nhận thức sẽ là một chu trình lặp đi lặp của việc ghi nhận rồi hành động và lại ghi nhận rồi hành động.
Và đối với đứa trẻ cũng vậy, chúng sẽ quan sát thế giới xung quanh để thu nạp các thông tin vào bộ não rồi mới hành động.
Ví dụ khi trẻ đã nắm được quy luật là mỗi lúc ra khỏi nhà sẽ đi giầy hoặc dép để bảo vệ đôi chân thì chúng sẽ có hành động bắt chước là mang giầy dép ra để xỏ, nhưng trong lúc xỏ dép có thể trẻ sẽ đi dép trái chẳng hạn nếu được nhắc nhở hoặc đi thấy khó chịu, vướng víu ở chân thì sẽ tiếp tục quá trình ghi nhận và khi trẻ đã nhận thức được thì trẻ sẽ tự hành động được.
Vậy thì giáo dục ở đây sẽ hiểu là quá trình chỉ dẫn cho trẻ nắm được các quy luật tất yếu của cuộc sống. Mà đã nắm được các quy luật thì sẽ không có sớm hay muộn không có trước và sau hay không có điểm đầu và điểm cuối.
Từ “Sớm” ở đây đơn giản chỉ muốn nhắc đến “giai đoạn vàng” là giai đoạn trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Ở giai đoạn này khả năng ghi nhớ, hấp thu kiến thức của trẻ là không giới hạn và chủ yếu tập trung vào não phải.
Chính vì vậy việc tác động lên não phải thông qua việc kích thích năm giác quan được tiến hành càng sớm bao nhiêu thì bộ não càng trở nên thông minh bấy nhiêu.
Để rõ ràng hơn tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin nghiên cứu khoa họ và các con số đáng lưu ý:
Khi trẻ sơ sinh ra đời, não bộ đã có tới 100 tỷ tế bào thần kinh, trong đó vỏ đại não chiếm 14 tỉ tế bào. Thực tế cho thấy khoảng 70-80% khả năng kết nối giữa các tế bào não được hoàn thiện khi trẻ lên 3 tuổi.
Các nhà khoa học đã khẳng định 3 năm đầu đời là giai đoạn rất quan trọng của sự phát triển não cụ thể là trong giai đoạn này não hoàn thành 70 – 80% liên kết giữa các tế bào ở sau não.
Trong đó
- Từ 0 – 2 tuổi là thời kỳ phát triển của não phải – đây là giai đoạn thần đồng;
- Từ 3 – 4 tuổi là giai đoạn chuyển tiếp sang thời kỳ của não trái;
- Từ 6 tuổi là thời kỳ của não trái.
- Đến 8 tuổi trí lực không phát triển rõ rệt nữa, và sau đó con người chỉ có thể phát triển kỹ năng và tri thức.
Nhà tâm lý WilliamGlasser tổng kết như sau “Chúng ta học được 10% những gì đã đọc, 20% những thứ đã nghe, 30% những thứ nhìn thấy, 50% những cái vừa thấy vừa nghe, 70% từ thảo luận, 80% từ trải nghiệm, và 95% những gì chúng dạy lại người khác”.
Đến đây chắc các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Có nên thực hiện giáo dục sớm với con hay để con chơi cho có tuổi thơ?” rồi chứ.
Nhưng chắc hẳn chúng ta vẫn còn những lăn tăn, băn khoăn là có nên hay không nên.
Cũng dễ hiểu thôi bởi có quá nhiều phương pháp giáo dục sớm, và bởi chúng ta cũng chưa thực sự hiểu rõ về các phương pháp, tất cả chỉ mới là lướt qua mà chưa đi vào hành động hoặc có thực hiện nhưng chưa hiểu bản chất.
Và khi bố mẹ chưa hiểu mà áp dụng lên con thì lại trở nên áp đặt và không hiệu quả.
Kết quả nhận được chỉ đơn giản con biết đọc sớm biết làm toán sớm nhưng chưa phát huy hết khả năng tiềm ẩn trong con thì trong các trường hợp này những lập luận về việc “để cho con chơi cho có tuổi thơ” là hoàn toàn hợp lý.
Bởi mọi người đang đánh đồng việc giáo dục sớm với học thẻ flashcard, hay chỉ là việc học đọc và học làm toán.
Vậy để hiểu chi tiết chúng ta hãy đi phân tích ưu nhược của từng phương pháp giáo dục sớm nhé
So sánh các phương pháp giáo dục sớm:
Phương pháp Glenn Doman
Phương pháp của Giáo sư Glenn Doman (1919 – 2013) đến từ Hoa Kỳ một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho xu hướng giáo dục con tại nhà
Quan điểm: Người thầy đầu tiên và tốt nhất của trẻ là bố mẹ.
Ưu điểm: Giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, về trí thôngminh, về trí tuệ cảm xúc và năng lực vượt qua các nghịch cảnh là những hànhtrang vô cùng cần thiết cho cuộc đời của mỗi người
Nhược điểm: Giáo cụ trực quan khá đắt đỏ.
Phương pháp Montessori
Một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria Montessori (1870–1952)
Quan điểm: Thông qua hoạt động tương tác của chính bảnthân trẻ với các yếu tố bên ngoài mà trẻ sẽ tự phát triển bản thân.
Ưu điểm: Trẻ được tự do lựa chọn thứ mà chúng thích để học, vàhọc theo một tốc độ riêng của từng trẻ trong một môi trường được chuẩn bị kỹlưỡng.
Ở đó trẻ được rèn luyện khả năng tự lập, tập trung, phát triển thông qua việc hiểu bản chất
Nhược điểm: Yêu cầu về đối với giáo cụ cao, khó có thể đáp ứng đủ.
Ngoài ra, phương pháp này không đề cao khả năng tương tác cá nhân của trẻ với bạn bè khác và không chú trọng vào khả năng tưởng tưởng.
Phương án 0 tuổi
Là phương pháp của Giáo sư Phùng Đức Toàn (Feng De Quan) – người Trung Quốc là phương pháp giáo dục sớm nổi tiếng nhất và đang “làm mưa làm gió” trong cộng đồng các bậc cha mẹ ở Trung Quốc hiện đại ngày nay.
Quan điểm: “Trẻ sơ sinh đến ngày thứ 3 mới bắt đầu dạy dỗ là đã chậm mất 2 ngày”.
Ưu điểm: Không hề bị ép học sớm, học trước tuổi theo kiểu nuôi gà công nghiệp, nuôi gà nòi mà được phát triển hết sức tự nhiên “Học mà chơi, chơi mà học”
Thông quá đó trẻ được phát triển toàn diện 9 loại hình thông minh tiềm năng đó là ngôn ngữ, toán học, lôgic, không gian, khả năng sinh tồn, khả năng vận động thân thể, âm nhạc, năng lực tương tác với những người khác, trí thông minh nội tại, trí thông minh tự nhiên.
Nhược điểm: Khó thực hiện, không thực hiện đúng có thể gây áp lực và tổn thương đến trẻ.
Phương pháp Shichida
Phương pháp giáo dục do nhà giáo dục nổi tiếng đến từ đất nước mặt trời mọc Nhật Bản Shichida Makoto khởi xướng.
Quan điểm: “Giáo dục tâm hồn” có nghĩa là phướng pháp giáo dục phát triển trái tim và làm đẹp tâm hồn
Ưu điểm: Khả năng khai thác vànuôi dưỡng khả năng bẩm sinh của trẻ. Và tạo sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái
Nhược điểm: Mất nhiều thời gian
Nhìn qua, nhược điểm của các phương pháp giáo dục sớm thì chủ yếu bạn sẽ thấy là học cụ đắt đỏ, mất nhiều thời gian hoặc là khó thực hiện.
Phương pháp phù hợp nhất
Chúng ta sẽ đi tiếp để trả lời cho câu hỏi thứ hai “Đâu mới là phương pháp phù hợp nhất với con bạn?” chính là việc khắc phục nhược điểm của các phương pháp trên.
Nếu ta quay trở lại với khái niệm về “giáo dục sớm” chỉ là việc kích thích, phát huy tối đa khả năng và tố chất của con, để con có nền tảng vững chắc về tâm hồn, nhân cách, trí tuệ và sức khỏe thì có nhất thiết phải đi theo lộ trình từ đầu đến cuối của một phương pháp giáo dục sớm nào không?
Không cần thiết, bởi tất cả các phương pháp trên đều có những ưu điểm nổi trội của nó, chỉ cần bạn cảm thấy thích, con bạn thấy thích và nó phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh gia đình là bạn có thể áp dụng một phần nào đó trong các phương pháp giáo dục trên.
Về thời gian để dành cho con
Thực sự sẽ không mất nhiều thời gian nếu bạn biết cách lồng ghép các hoạt động với nhau. Việc học của con không chỉ là lúc con ngồi vào bàn học mà có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi.
Ví dụ trên đường đón con từ trường về nhà, mẹ có thể dạy con khả năng quan sát, khả năng biểu đạt cảm xúc. Mẹ có thể hỏi con: hôm nay ở lớp có điều gì làm con vui nhất? một ngày ở lớp của con như thế nào?
Hay khả năng ghi nhớ, bạn có thể hỏi con “Trên đường về từ trường về nhà con thấy điều gì”, “Ở trong siêu thị tiện ích có bán những đồ gì?”
Hoặc trong lúc nhặt rau có thể dạy con học đếm, “1 ngọn rau này, 2 ngọn rau này? Rồi bỏ vào rổ.
Có thể rủ con cùng tham gia vào việc nhà, giúp mẹ nấu cơm, rửa bát, rửa rau.
Tạo điều kiện để con có thể tự lập trong mọi hoạt động. Như về nhà con có thể tự cất dép, tự treo balo lên mắc, tự chọn quần áo để mặc, tự tắm, tự đánh răng…….
Về chi phí
Rồi bạn có thể tận dụng những đồ bỏ đi như lõi giấy vệ sinh, nhặt lá cây, để cùng con sáng tạo.
Trong lúc chơi đồ chơi lắp ráp, xếp hình bạn có dạy bé về phân số,…
Bạn cũng chỉ cần chơi với con một vài lần, những lần sau con có thể tự chơi với những món đồ đó.
Hay khi bạn và các con đã lên giường đi ngủ, bạn có thể dạy con học cách đan điền (hít vào và thở ra thật sâu) giúp con được thư giãn, yêu cầu con nhắm mắt và chơi trò chơi tưởng tượng “con có nhìn thấy hình tròn màu đỏ không? Từ hình tròn màu đỏ con liên tưởng đến quả táo màu đỏ không?…….”
Tất cả những ví dụ trên có phải là phương pháp Shichida không? là phương pháp Montessori? hay phương pháp Glenn Doman không?
Nó có tốn nhiều chi phí hay mất nhiều thời gian của bạn không?
Hoàn toàn Không
Chỉ cần bạn cảm thấy thích chơi cùng con và tôn trọng con là đủ.
Trẻ con rất cần bạn tôn trọng sở thích, cách chơi, tốc độ chơi của chúng bởi con người có 9 loại trí thông minh cơ mà.
Và còn rất rất nhiều thứ khác nữa bạn có thể vừa chơi với con vừa phát triển các kỹ năng, các loại hình trí thông minh mà trong khuôn khổ bài viết này không thể liệt kê ra hết được.
Nếu bạn muốn phát triển ngôn ngữ cho trẻ thì có thể tham khảo 10 điều quan tâm trong quá trình giáo dục ngôn ngữ của trẻ, muốn phát triển kỹ năng vận động cho trẻ thì có thể tham khảo các bài tập phát triển kỹ năng vận động của trẻ hay bạn bí ý tưởng chơi với con có thể lên mạng hỏi bác google.
Bài viết này chỉ tập trung nói sâu về dạy trẻ biết đọc và làm toàn để giải quyết phần bố mẹ cảm thấy khó thực hiện nhất.
Dạy trẻ biết đọc và làm toán sớm
Trước tiên, bạn cần xác định rõ mục tiêu của việc dạy trẻ biết đọc và làm toán sớm để làm gì?
Mục tiêu
Trẻ biết đọc sớm để tạo ra một tâm thế thích đọc, để phát triển khả năng ngôn ngữ, để có thể chủ động tiếp cận mọi thông tin thông qua sách. Học toán sẽ giúp trẻ có khả năng tư duy logic tốt hơn.
Ở đây, chúng ta cần hiểu là con đường tư phát triển tư duy toán học và chữ viết đều thông qua các biểu tượng về vật. Và chữ viết, con số, hình vẽ thậm chí là ngữ âm chỉ là hệ thống quy ước. Ví dụ số 2 sẽ được quy ước với 2 dấu chấm, với hai cái bút, hai quyển vở.
Từ đó chúng ta sẽ có cách thức dạy trẻ nhận dạng chữ viết là đọc vẹt rồi nhận diện chữ, khắc họa biểu tượng về chữ và từ đó sẽ nắm được các quy luật về chữ.
Tương tự như vậy với dạy trẻ toán bắt đầu từ đếm vẹt, đếm trên đối tượng và đếm trên khả năng, khắc họa biểu tượng về số, từ đó sẽ nắm được các quy luật về toán.
Phương pháp
Bạn có thể mua bộ thẻ chữ, thẻ chấm của glenn doman hoặc bạn có thể tự chuẩn bị ở nhà. Thẻ chữ mẹ tự viết sẽ có tác dụng tốt hơn cho con đấy.
Bạn có thể mua bộ thẻ chữ, thẻ chấm của glenn doman hoặc bạn có thể tự chuẩn bị ở nhà. Thẻ chữ mẹ tự viết sẽ có tác dụng tốt hơn cho con đấy.
Bạn hãy tận dụng tờ bìa của quyển lịch cũ, cắt kích thước bằng nhau và viết chữ lên đó cho trẻ học đọc, dùng chấm để dạy trẻ học toán.
Với trẻ từ sơ sinh đến 3 tháng, bạn dùng chữ màu đen trên nền trắng để tạo độ tương phản mạnh kích thích lên thị giác của trẻ. Vì với trẻ nhỏ hơn 3 tháng, thị giác vẫn chưa hoàn thiện, bé nhận dạng 2 màu sắc đó rõ ràng nhất.
Với trẻ lớn hơn 3 tháng, bạn nên dùng chữ hoặc chấm màu đỏ, bởi màu đỏ có quang phổ lớn khi viết trên nền giấy trắng sẽ gây ấn tượng và kích thích thị giác của trẻ.
Đặc biệt tốc độ tráo thẻ cần nhanh để tạo sự tập trung, gây sự chú ý với trẻ. Như đã nói ở trên chủ yếu ở giai đoạn 0-6 tuổi trẻ ghi nhớ thông qua não phải bằng hình ảnh, và tốc độ ghi nhớ của trẻ sẽ giống như mỗi lần nháy đèn flash của máy ảnh.
Cách thực hiện
Và điều quan trọng nhất khi tráo thẻ tâm trạng của người tráo phải thoải mái, vui vẻ, rồi dùng tâm trạng đó tạo sự hứng thú cho trẻ. Nếu trẻ không thích thì dừng lại luôn.
Hơn thế nữa cần dựa theo nguyên tắc “thiếu thì thèm, thừa thì chán”. Ví dụ như tráo thẻ xong thì cất thẻ luôn, không để trẻ chơi như món đồ chơi sẽ làm trẻ cảm thấy nhàm hoặc hôm nay tráo 10 thẻ, cảm thấy con không thích, ngày mai chỉ cho trẻ xem 2 thẻ thôi, hoặc vài ngày sau mới thực hiện tráo thẻ.
Hay trước khi học thẻ hãy ra điều kiện với con. “Con có muốn xem thẻ này không?”, “Có à, thế thì ngồi ngay ngắn lại, khoanh chân vào, thơm mẹ 1 cái nào?” Con làm xong thì mới được xem.
Có thể kết hợp việc với phương pháp Phùng Đức Toàn là ghi chữ dán lên các đồ trong gia đình khi nào sử dụng đến hãy chỉ lên chữ đó và đọc to cho con nghe. Bạn mua giấy ghi giá bán hàng trong cửa hàng văn phòng phẩm có chi phí khoảng 8000 – 10000đ. Với trẻ nhỏ thì chọn loại giấy có kích thước to một chút ghi bằng bút dạ đỏ dán lên các đồ vật trong nhà như công tắc, tường, đèn, giường, ………..
Dạy theo nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp (đi từ từ đơn đến từ ghép rồi đến cả 1 câu), từ dễ đến khó (Dễ là những thứ đang hiện hữu trẻ có thể nhìn thấy, sờ thấy và cảm nhận bằng ngũ giác quan ví dụ như các đồ vật trong nhà, các con vật, Khó là những thứ trẻ chưa cảm nhận được ví dụ như không khí, các vị chua, cay, ngọt, mặn, đắng)
Khi trẻ có 1 vốn từ nhất định khoảng 500 từ đơn, thì bạn có thể chọn vài bài hát hoặc bài thơ mà trẻ đã thuộc để chép lên mặt sau của tờ lịch cũ rồi cùng con chỉ lên từng từ để đọc cũng là 1 cách dạy chữ cho bé.
Để thực sự hiệu quả cần có một điều kiện tiên quyết mà nhất định các bạn phải tuân theo đó là kiên trì và có hứng thú với việc dạy con.
Điều kiện này không chỉ gắn với việc giáo dục con mà nó cần thiết với tất cả mọi việc trong cuộc sống của bạn.
Bạn không thể dạy con thích đọc sách khi mà bản thân bạn không thích đọc sách, bạn không thể dạy con thích học toán khi bản thân bạn cũng đang ghét môn toán, thậm chí bạn cũng không thể bắt con ăn khi bản thân bạn cũng đang ăn mà không thấy ngon.
Vậy thì bạn cũng không thể dạy con bạn khi bạn đang không thích học, đang không thoải mái, vui vẻ, đang mệt mỏi.
Chính vì thế điều quan trọng nhất ở đây phụ thuộc vào tâm trạng của người tráo chứ không phải của người học.
Thoái mái ở đây cũng có nghĩa chẳng cần phải tuân theo việc hôm nay sẽ tráo mấy thẻ, thẻ kích thước đã chuẩn hay chưa, chữ viết đã đẹp chưa, tráo như thế đã đúng hay chưa, đang tráo thẻ bị rơi cũng chẳng vấn đề gì. Tráo thẻ một lần rồi cất đi là xong. Tương tự như vậy với thẻ chấm để dạy toán
Vậy thì dạy trẻ đọc chữ có mất quá nhiều thời gian của bạn không? Chưa đầy 10 phút. Có mất nhiều chi phí của bạn không? Chỉ mất vài chục nghìn. Có khó để thực hiện không? Cũng không nốt. Thế còn chờ gì nữa mà không bắt tay vào thực hành ngay nhỉ?
Qua bài viết này, các bạn có thể chắc chắn rằng nếu không thực hiện việc giáo dục sớm cho con là một sự lãng phí vô cùng. Tương lai rạng ngời của con bạn phụ thuộc hoàn toàn vào bạn – người thầy đầu tiên và người thầy vĩ đại nhất.