Thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi
Những bé được 7- 8 tháng tuổi là mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm được rồi đó. Tuy nhiên đừng nghĩ cứ 7 hay 8 tháng là bé phải ăn dặm, hãy để ý những dấu hiệu từ bé và bắt đầu cho bé ăn khi bé đã sẵn sàng.
Cùng xem những lưu ý và thực đơn cho bé 7 – 8 tháng tuổi dưới đây nhé.
Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, hãy từ từ để bé thích nghi dần với những những loại thực phẩm mới lạ. Khi cho bé ăn, mẹ hãy nhớ để ý thái độ của bé, nếu bé muốn ăn nữa hãy cho bé ăn thêm.
Nhưng nếu thấy bé không muốn ăn thì hãy dừng lại, đừng ép bé ăn thêm khi bé gào khóc hay cố bóp miệng đưa đồ ăn vào cho bé. Mẹ cũng đừng lo khi đồ ăn vẫn còn thừa 1 chút trong bát.
Chắc hẳn mẹ đang phân vân sợ trẻ không ăn sẽ đói và trẻ 7 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ đúng không?
Nhiều bé 4 -6 tháng tuổi đã có thể ăn dặm khoảng 2-4 ounces mỗi ngày. Khi 6 – 7 tháng tuổi bé có thể ăn đến 6 -6 ounces mỗi ngày. Trong khi đó, nhiều bé khác chỉ ăn được 1 -2 ounces.
Lưu ý
hãy nhớ nguyên tắc 4 ngày khi lên thực đơn cho bé. Để mẹ có đủ thời gian tìm hiểu loại thực phẩm nào bé có thể hấp thu tốt nhất và lên 1 thực đơn hoàn hảo.
Dưới đây là thực đơn ăn dặm cho bé 7 – 8 tháng tuổi trong bữa sáng mẹ có thể tham khảo nhé:
Bữa sáng | Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 | Thứ 7 | Chủ nhật |
Sữa mẹ/Đồ ăn dặm | Sữa mẹ/Đồ ăn dặ1/2 | Sữa mẹ/Đồ ăn dặm | Sữa mẹ/ Đồ ăn dặm | Sữa mẹ/ Đồ ăn dặm | Sữa mẹ/Đồ ăn dặm | Sữa mẹ/ Đồ ăn dặm | Sữa mẹ/ Đồ ăn dặm |
Bột ngũ cốc (không bắt buộc) | Bột yến mạch | Bột mì | Kết hợp giữa bột mì và yến mạch | Bột lúa mạch | Kết hợp bột lúa mạch, bột mì và yến mạch | Bột mì | Bột lúa mạch hoặc bột yến mạch |
Hoa quả/rau (không bắt buộc) | Quả bơ | Chuối | Táo | Đào | Lê | Táo | Đào |
Mẹ đừng nhìn vào thực đơn trên và ép bé ăn theo khẩu phần của người lớn nhé. Vì bé không thể nào ăn được cả 1 bát yến mạch và trái bơ cả.
Vậy thì trẻ 8 tháng ăn bao nhiêu là đủ? Bé có thể ăn được khoảng 4 thìa bột yến mạch và 2 thìa bơ nghiền.
Nhưng đừng cố ép bé ăn quá nhiều, vì như đã nói ở trên, tuỳ vào thể trạng và sức ăn của mỗi bé mà mẹ nên cho bé ăn lượng phù hợp.
Nếu bạn còn đang phân vân không biết trẻ 8 tháng tuổi ăn được những gì, thì hãy xem thực đơn gợi ý cho bé vào bữa trưa và bữa tối dưới đây nhé:
Bữa trưa | Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 | Thứ 7 | Chủ nhật |
Sữa mẹ/ Đồ ăn dặm | Sữa mẹ/Đồ ăn dặm | Sữa mẹ/Đồ ăn dặm | Sữa mẹ/Đồ ăn dặm | Sữa mẹ/Đồ ăn dặm | Sữa mẹ/ Đồ ăn dặm | Sữa mẹ/ Đồ ăn dặm | Sữa mẹ/Đồ ăn dặm |
Bột ngũ cốc (không bắt buộc) | Bột mì | Bột lúa mạch | Đậu phụ nghiền nát và mầm lúa mì (hoặc bột yến mạch và lúa mạch) | Bột đậu lăng hoặc đậu Hà Lan | Thịt gà xay nhuyễn và bột mì | Bột mì và bột yến mạch | Bột yến mạch và lúa mạch |
Hoa quả/rau (không bắt buộc) | Khoai lang hoặc táo | Lê | Bí dâu | Đậu xanh hoặc bơ | Bí đỏ hoặc khoai lang | Đào hoặc lê | Đào hoặc lê |
Bữa tối | Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 | Thứ 7 | Chủ nhât |
Sữa mẹ/ Đồ ăn dặm | Sữa mẹ/ Đồ ăn dặm | Sữa mẹ/ Đồ ăn dặm | Sữa mẹ/ Đồ ăn dặm | Sữa mẹ/ Đồ ăn dặm | Sữa mẹ/ Đồ ăn dặm | Sữa mẹ/ Đồ ăn dặm | Sữa mẹ/ Đồ ăn dặm |
Ngũ cốc cho trẻ sơ sinh (loại bán sẵn) | |||||||
Hoa quả/rau (không bắt buộc) | Lê | Các loại rau | Đào | Táo | Bí dâu | Đậu xanh | Lê |
Đối với các bé từ 7 -8 tháng tuổi hầu hết đều có thể ăn dặm cho cả 3 bữa. Tuy nhiên tuỳ sở thích của mỗi bé, mẹ đừng nghĩ bé sẽ ăn dặm cho cả 3 bữa.
Mẹ cũng đừng nghĩ phải áp dụng y chang thực đơn bên trên nhé, vì còn tuỳ vào khẩu vị và cơ thể bé có thể hấp thu được bao nhiêu nữa.
Mẹ có thể tham khảo bài viết Bột ăn dặm nào tốt cho bé để tạo ra sự đa dạng phong phú trong thực đơn của bé. Ngoài ra mẹ còn cần kiểm tra xem thời gian này bé nên dùng bao nhiêu sữa mẹ 1 ngày là đủ.
Và cuối cùng với thực đơn ăn dặm cho bé 7 – 8 tháng tuổi này, mẹ đừng ép bé ăn mà hãy để ý xem bé có muốn ăn nữa hay không. Và đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ để chắc chắn bé nhà bạn nhận được đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày nhé.